Trầm cảm sau phá thai: Nguyên nhân và cách khắc phục

BS NGUYỄN NGỌC TÂN
Tư vấn chuyên môn bài viết BÁC SĨ CKI LÊ THÚY MÙI – ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI – THẦY THUỐC ƯU TÚ
Bác sĩ Lê Thúy Mùi tốt nghiệp Học viện Quân y. Sau đó để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, bác sĩ tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học y Hà Nội.

Là phụ nữ không ai muốn bỏ đi đứa con của mình, nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà họ quyết định bỏ thai. Cũng chính hành động đó, đã ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và là cú sốc tinh thần nghiêm trọng, thậm chí nhiều người rơi vào trầm cảm sau phá thai. Theo dõi bài viết dưới đây, để biết được đâu là nguyên nhân và cách khắc phục trầm cảm sau phá thai như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau phá thai

Theo thống kê, nước ta có tỷ lệ nạo phá thai ngày càng tăng cao, đa phần xảy ra ở lớp trẻ vị thành niên và thanh niên. Những đối tượng thiếu hiểu biết về sức khỏe sinh sản và không lường trước được những hậu quả mà hành động phá thai gây ra. Không những ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe thai phụ mà còn gây chấn động tâm lý, một số ít trường hợp đã mắc bệnh trầm cảm sau phá thai. Nguyên nhân xuất phát điểm từ:

Trầm cảm sau phá thai

Tâm lý bất ổn, lo lắng kéo dài sau khi phá thai

– Cảm giác tội lỗi và day dứt khi bỏ đi đứa con trong bụng khiến nhiều chị em rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, căng thẳng đầu óc lâu dần dẫn đến trầm cảm.

– Hậu quả của việc nạo phá thai không an toàn, những biến chứng sau khi phá mà chị em phải chịu đựng như: băng huyết, thủng tử cung, viêm nhiễm vòi trứng, mất đi thiên chức làm mẹ…Những ảnh hưởng này, khiến họ suy nghĩ kéo dài và dễ dẫn đến trầm cảm.

Biểu hiện của bệnh trầm cảm sau phá thai

Sau khi phá thai, các biểu hiện của bệnh trầm cảm sẽ xuất hiện từ từ và không có triệu chứng rõ ràng. Chính vì vậy, nhiều người tỏ ra chủ quan chỉ đến khi bệnh có biểu hiện rõ ràng, lúc này tình trạng đã trở nên nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Sau khi phá thai, triệu chứng mang thai kéo dài như căng tức ngực, mệt mỏi, chướng bụng khiến không ít chị em lo lắng phá thai không thành công dẫn đến tâm lý hoang mang.
  • Có dấu hiệu của chứng rối loạn tâm lý sau phá thai: dễ khóc, dễ cáu giận, lo lắng, sợ hãi và cảm giác tội lỗi khi đã vứt bỏ đứa con của mình.
  • Tâm trạng buồn chán, tinh thần sa sút, hay quên, cơ thể mệt mỏi, không thích hoạt động
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, ăn uống không ngon miệng dẫn đến sụt cân trầm trọng
  • Có những hành vi không tự chủ, thậm chí nhiều đối tượng có ý định tử tự

Cách khắc phục tình trạng trầm cảm sau phá thai

Để khắc phục tình trạng trầm cảm, cần có sự cố gắng của người thân trong gia đình, hỗ trợ chăm sóc tinh thần bao gồm:

chuyen gia tu van

  • Người thân cận trong gia đình nên dành nhiều thời gian ở bên cạnh, động viên và chia sẻ những tâm tư để giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng này.
  • Các chị em cần đảm bảo ngủ đủ giấc, tránh lo âu quá nhiều. Nên tâm sự và chia sẻ với người thân, bạn bè để có những suy nghĩ tích cực và lạc quan hơn.
  • Nên tham gia các hoạt động bên ngoài để nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng

Ngoài những biện pháp hỗ trợ từ phía người thân, những chị em bị sau khi phá thai bị trầm cảm cần đến gặp bác sĩ tâm lý để được điều trị hiệu quả bằng các liệu pháp tâm lý kết hợp: thuốc chống trầm cảm và liệu pháp hormone.

Tham khảo: Những biện pháp phá thai an toàn nhất

Như vậy, trầm cảm sau phá thai là biến chứng vô cùng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tinh thần người bệnh. Vì vậy, các bạn cần có kế hoạch mang thai cụ thể và hiểu rõ các biện pháp tránh thai khi quan hệ tình dục. Mọi thắc mắc cần giải đáp, các bạn nhanh chóng liên hệ phòng khám đa khoa Bắc Việt, để bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Fanpage
Zalo
Phone
MỤC LỤC