Viên tránh thai kết hợp – Tìm hiểu thông tin và sử dụng đúng cách

BS NGUYỄN NGỌC TÂN
Tư vấn chuyên môn bài viết BÁC SĨ CKI LÊ THÚY MÙI – ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI – THẦY THUỐC ƯU TÚ
Bác sĩ Lê Thúy Mùi tốt nghiệp Học viện Quân y. Sau đó để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, bác sĩ tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học y Hà Nội.

Viên tránh thai kết hợp là biện pháp tránh thai tạm thời đang được nhiều chị em quan tâm hiện nay. Vậy để sử dụng an toàn và hợp lý, chị em hãy tìm hiểu những thông tin về loại thuốc này ngay sau đây.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Bình – chuyên gia sản phụ khoa tại bệnh viện Thanh Nhàn.

Viên tránh thai kết hợp là gì?

Viên thuốc tránh thai kết hợp là biện pháp ngừa thai tạm thời có chứa 2 loại nội tiết là estrogen và progestin. Sự kết hợp giữa 2 loại nội tiết này ngăn chặn sự rụng trứng, thay đổi niêm mạc của tử cung để ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng.

Chị em phải dùng thuốc tránh thai kết hợp đều đặn để phát huy tác dụng tốt nhất. Tuy nhiên cần lưu ý thuốc này chỉ có tác dụng ngừa thai, không thể giúp ngăn ngừa các nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục.

Bên cạnh công dụng ngừa thai hiệu quả, viên tránh thai kết hợp Estrogen và Progestin còn được dùng để:

– Ức chế các chất tự nhiên giúp điều trị mụn

– Hạn chế các triệu chứng thể chất và cảm xúc tiền kinh nguyệt ở phụ nữ

– Hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều, thiếu máu do hành kinh hoặc đau bụng kinh dữ dội.

– Thay đổi ngày hành kinh

– Đôi khi còn được ứng dụng chữa lạc nội mạc tử cung

Cách sử dụng thuốc tránh thai kết hợp

Nữ giới phải biết cách sử dụng thuốc tránh thai kết hợp thì mới có thể mang lại hiệu quả tốt nhất:

Viên tránh thai kết hợp

– Cách dùng viên tránh thai kết hợp đối với phụ nữ không mang thai:

Mỗi viên thuốc phải uống vào một thời điểm nhất định trong ngày, nếu chậm quá 24h sẽ mất tính chất tránh thai. Thời điểm mất tác dụng tránh thai là khi quên uống 1 viên vào đầu hoặc cuối chu kỳ do kéo dài thời gian dùng thuốc.

Đợt uống đầu tiên thường bắt đầu vào ngày thứ nhất của chu kỳ kinh. Nếu bắt đầu uống thuốc vào ngày thứ 4 của chu kỳ hoặc muộn hơn thì phải dùng thêm các biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày tiếp theo (nếu có quan hệ tình dục).

– Đối với phụ nữ sau sinh nhưng không cho con bú:

Sau 4 tuần sinh con chị em có thể bắt đầu dùng thuốc. Nếu dùng thuốc muộn hơn 4 tuần sau sinh thì cũng phải dùng thêm biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu.

– Đối với phụ nữ bị sảy thai:

Nếu thai bị sảy dưới 20 tuần tuổi thì có thể dùng viên tránh thai kết hợp ngay mà không cần áp dụng thêm những biện pháp tránh thai khác.

Nếu sảy thai quá 20 tuần mang thai thì nên dùng thuốc vào ngày thứ 21 sau khi sảy thai hoặc ngày đầu của kỳ kinh nguyệt tự nhiên đầu tiên sau khi sảy thai. Trường hợp này để thận trọng vẫn nên dùng các biện pháp tránh thai khác trong 7 ngày đầu dùng thuốc.

– Cách xử lý khi quên uống thuốc:

Nếu quên uống 2 viên thì hãy uống ngay khi nhớ ra. Ngày hôm sau tiếp tục uống 2 viên theo đúng khung giờ thường ngày hay uống, những viên sau đó tiếp tục uống như bình thường. Nếu có giao hợp trong 7 ngày tiếp nên dùng thêm biện pháp tránh thai khác.

Nếu quên từ 3 viên trở lên thì phải bỏ thuốc cũ và bắt đầu dùng vỉ mới. Ngày bắt đầu dùng vỉ mới tương tự như trên. Dùng thêm biến pháp tránh thai trong 7 ngày.

Lưu ý: Trường hợp bị nôn, tiêu chảy trong vòng 3 giờ sau khi uống có thể làm giảm hấp thu thuốc. Cần tiếp tục uống thuốc như thường lệ đồng thời áp dụng thêm biện pháp tránh thai khác để hỗ trợ trong 7 ngày sau khi ngừa nôn, tiêu chảy. Trường hợp dùng thuốc nhưng thấy chậm kinh thì phải đi khám lại xem có thai không.

Trường hợp nào không nên uống thuốc tránh thai kết hợp

1. Trường hợp chống chỉ định tuyệt đối

Những trường hợp sau đây tuyệt đối không nên sử dụng viên tránh thai kết hợp:

bv tv

– Phụ nữ đang có thai hoặc nghi ngờ có thai

– Nữ giới đang cho con bú trong vòng 6 tuần sau sinh

– Phụ nữ ≥ 35 tuổi và hút thuốc lá thường xuyên (≥ 15 điếu/ ngày)

– Người có nhiều nguy cơ bị bệnh mạch vành.

– Người bị tăng huyết áp: HA tâm thu 160 mmHg, HA tâm trương 100 mmHg)

– Đã hoặc đang bị các bệnh lý tim mạch sâu, bệnh lý đông máu, thiếu máu cơ tim, bệnh lý van tim phức tạp, tai biến mạch máu não, cơ địa huyết khối di truyền.

– Đau nửa đầu

– Đang bị ung thư vú

– Đái tháo đường có biến chứng ( võng mạc, mạch máu, thận, thần kinh)

– Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid

– Phụ nữ đang bị bệnh gan nặng có chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng như viêm gan cấp tính, xơ gan mất bù, u gan.

2. Chống chỉ định tương đối

– Phụ nữ đang cho con bú sau sinh từ 6 tuần đến 6 tháng hoặc không cho con bú trong 4 tuần sau sinh.

– Lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và hút thuốc lá dưới 15 điếu/ ngày

– Đã hoặc đang bị tăng huyết áp: HA tâm thu từ 140 đến 159 mmHg hoặc HA tâm trương từ 90 đến 99 mmHg).

– Đã hoặc đang bị tăng lipid máu hoặc tăng cholesterol do uống thuốc tránh thai.

– Tiền sử bị ung thư vú và không có biểu hiện tái phát trong vòng 5 năm trở lại

– Bị sỏi mật đang điều trị nội khoa hoặc xơ gan còn bù

– Đang sử dụng một số loại thuốc như rifampicin/rifabutin, thuốc kháng virus nhóm ức chế và một số thuốc chống co giật. Tốt nhất nên kể tên các loại thuốc đang dùng và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

phong-kham-phu-khoa-uy-tin-ha-noi

Những tác dụng phụ có thể gặp

Trước khi dùng thuốc, chị em cần lưu ý về một số tác dụng không mong muốn có thể gặp phải khi dùng viên tránh thai kết hợp như:

– Rối loạn kinh nguyệt:

+ Kinh nguyệt không đều: không ít người gặp phải tình trạng kinh nguyệt không đều sau khi sử dụng thuốc tránh thai. Nhưng tình trạng này sẽ giảm và hết sau vài tháng dùng thuốc.

+ Mất kinh: Đây là tình trạng rất nhiều chị em gặp phải khi dùng thuốc tránh thai kết hợp.

+ Ra máu, thậm chí là ra nhiều gấp đôi bình thường hoặc kéo dài từ 8 ngày trở lên.

– Các tác dụng khác

– Nhức đầu: Để giảm tình trạng đau đầu bạn nên sử dụng thuốc giảm đau theo đơn kê của bác sĩ hoặc bác sĩ có thể gợi ý chuyển sang sử dụng biện pháp tránh thai khác nếu tình trạng đau đầu trở nên trầm trọng hơn.

– Buồn nôn, chóng mặt: Tốt nhất bạn nên uống thuốc trước khi ngủ hoặc trong khi ăn để giảm tình trạng này.

– Căng ngực: Nếu ngực căng đau, bạn có thể chườm ngực bằng khăn lạnh hoặc khăn ấm. Hoặc sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ.

– Nổi mụn: Trường hợp mụn không giảm hoặc gia tăng thì chị em nên dùng thuốc tránh thai khác.

Trên đây là một vài thông tin về viên tránh thai kết hợp để chị em hiểu rõ về thuốc trước khi sử dụng. Tốt nhất nếu có ý định tránh thai bằng loại thuốc này thì chị em nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe của mình và lắng nghe tư vấn cụ thể. Để được tư vấn trực tuyến, chị em có thể gọi ngay đến số hotline 0353.909.141 hoặc đăng ký đặt lịch tại link tư vấn trong website, các chuyên gia sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.

Fanpage
Zalo
Phone
MỤC LỤC