Miếng dán tránh thai là gì, cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách?

BS NGUYỄN NGỌC TÂN
Tư vấn chuyên môn bài viết BÁC SĨ CKI LÊ THÚY MÙI – ĐẠI TÁ QUÂN ĐỘI – THẦY THUỐC ƯU TÚ
Bác sĩ Lê Thúy Mùi tốt nghiệp Học viện Quân y. Sau đó để nâng cao trình độ chuyên môn của mình, bác sĩ tiếp tục theo học và tốt nghiệp trường Đại học y Hà Nội.

Miếng dán tránh thai một trong những biện pháp ngừa thai hiệu quả được nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ lựa chọn. Tuy nhiên, biện pháp tránh thai này chỉ phát huy tác dụng khi thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ. Vậy miếng dán tránh thai là gì, cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách?

Miếng dán tránh thai là gì?

Miếng dán tránh thai là một miếng mỏng khoảng 4 -5 cm dán trực tiếp lên vùng bắp tay, bụng, lưng hoặc vùng mông. Khi đấy miếng dán sẽ phân phối liên tục 2 hormon là hormon progestin (norelgestromin) và hormon estrogen (ethinyl estradiol), tương tự với hormon được cơ thể sản xuất tự nhiên.

Tránh thai bàng miếng dán có tác dụng làm chất nhầy cổ tử cung đặc lại, ngăn cản quá trình trứng rụng. Từ đó, tinh trùng không thể thụ tinh và giúp ngăn ngừa có thai một cách hiệu quả.

Cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Miếng dán tránh thai

Cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách

Để nâng cao hiệu quả tránh thai, chị em cần sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, thời điểm bắt đầu sử dụng là một ngày sau hết kinh, dán lên da và giữ nguyên vị trí trong 1 tuần. Tuần kế tiếp, vào đúng ngày dán miếng dán tránh thai bạn bóc miếng dán cũ ra và thay bằng miếng dán mới. Có thể dán ở vị trí mới, không nhất thiết ở vị trí cũ. Cứ lặp lại như vậy vào mỗi tuần của chu kỳ kinh nguyệt. Đến tuần thứ 4, không cần dán miếng dán mới và kinh nguyệt sẽ xảy ra.

Đối với trường hợp dán miếng dán tránh thai lần đầu, chị em cần sử dụng song song một biện pháp ngừa thai khác trong 7 ngày để nâng cao hiệu quả ngừa cao, tránh mang thai ngoài ý muốn. Như vậy, chị em chỉ cần dán và tháo miếng dán đúng thời điểm, khi quan hệ tình dục sẽ không cần phải lo lắng.

Lưu ý: khi đã dán miếng dán tránh thai, chị em không được tùy tiện bóc hoặc thay đổi vị trí dán hay dùng băng dính để cố định miếng dán ngay nếu chưa đến thời điểm. Làm như vậy có thể thay đổi lượng hormone phân phối vào cơ thể, miếng dán sẽ bị bong và rơi ra ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.

Một số tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng miếng dán tránh thai

Cũng giống như đa số các biện pháp tránh thai sử dụng hormone khác, miếng dán tránh thai có thể gây ra một số tác dụng phụ. Tuy nhiên, các tác dụng phụ đều không quá nghiêm trọng và chỉ kéo dài trong vòng 2-3 của chu kỳ kinh nguyệt đến khi cơ thể thích nghi hoàn toàn.

Một số tác dụng phụ có thể kể đến như:

bv tv

  • Nổi mụn
  • Ra máu hoặc đốm xuất huyết giữa các chu kỳ kinh nguyệt
  • Tiêu chảy
  • Mệt mỏi
  • Cảm thấy chóng mặt
  • Tích nước
  • Đau đầu
  • Da bị kích ứng tại vùng dán miếng dán
  • Đau bụng kinh
  • Thay đổi cảm xúc
  • Chuột rút
  • Buồn nôn
  • Đau bụng
  • Căng tức ngực
  • Ra dịch âm đạo
  • Nhiễm trùng âm đạo
  • Nôn mửa
  • Tăng cân

Nếu sau 3 tháng sử dụng miếng dán tránh thai, chị em vẫn gặp phải các dụng phụ kể trên cần liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để có phương án giải quyết, Tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Bên cạnh, tránh thai bằng cách sử dụng miếng dán tránh thai chị em có thể áp dụng các phương pháp tránh thai hiệu quả khác như: sử dụng bao cao su, đặt vòng tránh thai , que tránh thai, uống thuốc tránh thai khẩn cấp. Tuy nhiên, để biết cơ thể phù hợp với cách tránh thai nào, tốt nhất chị em nên đến trực tiếp cơ sở chuyên khoa để bác sĩ thăm khám và tư vấn phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã giúp chị em hiểu rõ miếng dán tránh thai là gì, cách sử dụng miếng dán tránh thai đúng cách. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, liên hệ với hotline phòng khám đa khoa Bắc Việt để bác sĩ giải đáp nhanh nhất và miễn phí hoàn toàn.

Fanpage
Zalo
Phone
MỤC LỤC