Khi nào tiêm thuốc tránh thai để đạt hiệu quả tốt nhất?

BS NGUYỄN NGỌC TÂN
Tư vấn chuyên môn bài viết BÁC SĨ BÙI THỊ HẰNG – THƯỢNG TÁ QUÂN ĐỘI
Bác sĩ Bùi Thị Hằng từng tốt nghiệp trường Đại học y Hải Phòng. Sau đó với năng lực giỏi giang của mình, bác sĩ Hằng đã về làm cho Bệnh viện Quân y 7 - Quân khu 3 - Bộ Quốc phòng.

Thuốc tiêm tránh thai là một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả được nhiều y bác sĩ chỉ định tiêm cho nhiều chị em phụ nữ có nhu cầu tiêm tránh thai. Tuy nhiên khi nào tiêm thuốc tránh thai được để đảm bảo hiệu quả tránh thai cao nhất là điều mà nhiều chị em quan tâm. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết thời điểm thích hợp tiêm thuốc tránh thai là khi nào nhé!

Cơ chế hoạt động của tiêm thuốc tránh thai

Theo bác sĩ Nguyễn Thị – Chủ nhiệm khoa phụ sản tại Phòng khám đa khoa Bắc Việt, thuốc tiêm tránh thai cũng hoạt động theo cơ chế tương tự như viên uống tránh thai. Nó cũng có tác dụng ngăn sự rụng trứng và làm giảm chất dịch nhầy ở lối vào cổ tử cung, cản trở tinh trùng đi vào để gặp trứng.

Khi tiêm thuốc tránh thai, thuốc vào cơ thể sẽ giải phóng hormone progestin, giúp làm ức chế hoàn toàn quá trình rụng trứng. Bên cạnh đấy, thuốc tiêm tránh thai cũng làm niêm mạc tử cung mỏng hơn, khiến trứng không thể làm tổ tại tư cung. Vì thế quá trình thụ thai không diễn ra.

Thuốc tiêm tránh thai có thể được tiêm trực tiếp vào cơ mông, tiêm vào vùng đùi hoặc bắp tay của chị em phụ nữ. So với thuốc uống tránh thai vì việc tiêm thuốc tránh thai mang lại hiệu quả cao hơn và cũng có tác dụng nhanh hơn. Chính vì thế, đây là phương pháp tránh thai khá được ưa chuộng ngày nay.

Khi nào tiêm thuốc tránh thai được?

Nhiều chị em có chung thắc mắc khi nào thì có thể tiêm thuốc tránh thai được để có thể đạt hiệu quả cao nhất. Để đạt hiệu quả ngừa thai tốt nhất, chị em cần chú ý các thời điểm tiêm thuốc sau đây

– Những chị em phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh sản mà chưa muốn có thai thì thực hiện tiêm thuốc tránh thai trong khoảng 5 ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Nếu tiêm vào những ngày sau đó, thuốc tiêm sẽ chỉ có tác dụng sau 7 ngày tiêm. Vì thế nếu quan hệ trong thời gian này, bạn vẫn có thể mang thai ngoài ý muốn.

– Những phụ nữ sau sinh và chưa từng sử dụng bất kỳ phương pháp tránh thai nào có thể tiêm thuốc tránh thai ngay sau 48 giờ sinh. Hoặc tiêm sau khi sinh 6 tuần đối với những mẹ chon bú, tiêm sau 3 tuần đối với các mẹ không cho con bú.

– Đối với chị em bị sảy thai hoặc vừa nạo phá thai thì khi nào tiêm thuốc tránh thai được, bác sĩ chuyên khoa cho biết, nên tiêm thuốc sau 7 ngày từ ngày thực hiện thủ thuật. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe sinh sản khỏe mạnh cho chị em phụ nữ sau này.

khi nào tiêm thuốc tránh thai để đạt hiệu quả tốt

Ưu điểm và nhược điểm khi tiêm thuốc tránh thai

1. Ưu điểm khi tiêm thuốc tránh thai

=> Hiệu quả tránh thai cao: thuốc giúp ngăn quá trình rụng trứng và ngăn chặn tinh trùng xâm nhập vào trong tử cung, nên đạt hiệu quả tránh thai lên đến 99%.

=>Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: Tiêm thuốc tránh thai là biện pháp giúp ngừa thai tạm thời. Vì thế khi có nhu cầu mang thai trở lại, chỉ cần ngừng tiêm thuốc trong khoảng vài tháng, cơ thể bạn sẽ dần ổn định và có thể mang thai trở lại.

=>Có thể áp dụng được với phụ nữ đang cho con bú: Thuốc tiêm tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình sinh sữa của mẹ đang cho con bú. Chính vì vậy, nhiều mẹ đang chon bú vẫn có thể tiêm thuốc tránh thai.

=>Không gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, không ảnh hưởng đến mạch máu, huyết áp,…

2. Nhược điểm của tiêm thuốc tránh thai

  • Tiêm thuốc tránh thai gây mất kinh: thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ progesterone, làm ức chế lớp niêm mạc trong tử cung.
  • Thuốc tiêm tránh thai gây rong kinh, rong huyết, băng kinh: tác dụng phụ của thuốc tiêm tránh thai gây ra các hiện tượng rong kinh kéo dài, rong huyết trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc lượng máu kinh ra nhiều bất thường.
  • Gây tăng cân, loãng xương: Tiêm thuốc tránh thai có thể là nguyên nhân làm tăng cân trong thời gian dài và gây loãng xương cho chị em phụ nữ ở bất kỳ độ tuổi nào.

Ngoài ra còn có một số tác dụng phụ khác khi tiêm thuốc tránh thai như tâm trạng thay đổi thất thường, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, đầy hơi… Điều này xảy ra khi nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi.

bv tv

Những trường hợp bác sĩ chỉ định không thực hiện tiêm thuốc tránh thai

Thuốc tiêm tránh thai là biện pháp không thích hợp áp dụng với một số trường hợp sau:

– Phụ nữ đang có thai

– Phụ nữ đang bị ung thư vú

– Những phụ nữ có nguy cơ bị bệnh mạch vành

– Trường hợp bệnh tăng huyết áp, bệnh lý tiểu đường hoặc mắc các bệnh lý mạch máu.

– Người đang bị tai biến mạch máu não hoặc bị thiếu máu cơ tim.

– Người đang bị nhiễm lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid

– Hay người bị ra máu âm đạo bất thường chưa rõ nguyên nhân

Một lưu ý nữa là khi áp dụng phương pháp tránh thai này, bạn nên tới các cơ sở y tế chuyên sản phụ khoa để được khám chi tiết, cẩn thận. Dựa trên tình trạng sức khỏe của chị em, các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên áp dụng biện pháp nào là phù hợp nhất.

Lời khuyên của các chuyên gia:

Để thực hiện tiêm thuốc tránh thai đúng cách, đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn thì chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa chuyên nghiệp, uy tín. Khi đó các bạn sẽ thực hiện thăm khám cẩn thận, làm các xét nghiệm để biết tình hình sức khỏe của mình xem có đủ điều kiện áp dụng phương pháp tránh thai này không.

Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, tuyệt đối không nên thực hiện tiêm thuốc tránh thai tại nhà hoặc đến các cơ sở y tế chui, không đảm bảo yêu cầu vô khuẩn vô trùng, dễ gây biến chứng nhiễm trùng, không có hiệu quả tránh thai.

Hi vọng thông qua những chia sẻ trên đây, chị em đã biết khi nào tiêm thuốc tránh thai thích hợp để đạt hiệu quả tránh thai cao nhất. Nếu chị em muốn tư vấn thêm điều gì về phương pháp tránh thai này, hoặc muốn đặt lịch khám, hãy gọi ngay số điện thoại 0353.909.141, chúng tôi sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích và đặt lịch khám online với nhiều gói ưu đãi hấp dẫn.

Fanpage
Zalo
Phone
MỤC LỤC